Chìa khóa vàng để thành công trong lĩnh vực phát triển ứng dụng web
7 chìa khóa vàng để thành công trong lĩnh vực phát triển ứng dụng web
Kể từ khi bản cập nhật mobile-friendly được Google tung ra thị trường (hay còn gọi là bản cập nhật ‘Thân thiện với điện thoại di động’) với chức năng hướng tới việc nâng cao thứ hạng của những website có phiên bản di động trong các trang kết quả tìm kiếm, thì lĩnh vực phát triển ứng dụng di động đã đạt được thành công nhanh như diều gặp gió. Và để có một sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm từ phía người dùng, thì các doanh nghiệp cần phải phát triển ứng dụng web.
Vậy nên câu hỏi đặt ra ở đây chính là làm thế nào để có thể phát triển ứng dụng web được thành công như mong muốn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng cách thức hoạt động của ứng dụng web sẽ không giống như cách thức của ứng dụng gốc (native app) và ứng dụng lai (hybrid app).
Phát triển ứng dụng web để làm gì ?
Trên thực tế, phần lớn các dự án phát triển ứng dụng web đều do các doanh nghiệp có nhu cầu muốn tối ưu hóa các chiến lược marketing di động thực hiện. Với chi phí vô cùng phải chăng, ứng dụng web được các doanh nghiệp này lựa chọn để biến thành một công cụ hỗ trợ đắc lực không thể thiếu trong các chiến lược marketing của họ, nhằm mục đích thu hút các phân khúc khách hàng mới cũng như cải thiện chất lượng dịch vụ cho người dùng.
-
Hãy giúp khách hàng có thể tương tác với bạn một cách dễ dàng
Về vấn đề này, bạn cần phải biết rằng ứng dụng web không phải là cái gì khác mà chính là một website cổ điển có thiết kế phù hợp với điện thoại di động. Đây là lí do vì sao mà ứng dụng web không được công bố trên hai kho ứng dụng App Store và Google Play.
Tuy nhiên ứng dụng web vẫn được xuất hiện trực tiếp trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Điều này có nghĩa là, chỉ cần người dùng gõ từ khóa vào công cụ tìm kiếm là đã có thể tìm thấy website doanh nghiệp của bạn.
Có thể người dùng sẽ truy cập vào website của bạn để tìm hiểu về các dịch vụ do doanh nghiệp đề xuất, và nếu các dịch vụ này đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của họ, thì việc khách hàng tìm cách liên lạc với doanh nghiệp của bạn là điều đương nhiên sẽ xảy ra.
Vì vậy bạn hãy đảm bảo sao cho địa chỉ và số điện thoại của doanh nghiệp được hiển thị rõ ràng, nhằm tránh trường hợp người dùng phải khó khăn tìm kiếm mới có thể thấy được các thông tin này. Tương tự như vậy, hãy giúp khách hàng tương tác với bạn một cách dễ dàng nhất có thể, cũng như hỗ trợ cho họ khả năng tương tác với bạn chỉ bằng một cái click chuột.
-
Sử dụng bản đồ trong phát triển ứng dụng web
Ngoài vấn đề về tương tác nêu trên, bạn cũng cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tìm kiếm địa chỉ của doanh nghiệp.
Để giải quyết vấn đề này, bạn chỉ cần thêm vào ứng dụng web của mình chức năng bản đồ tích hợp hệ thống định vị GPS, nhằm hỗ trợ các đối tượng khách hàng tiềm năng có thể đến để làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp của bạn.
Một tin vui là trên thực tế việc bạn thêm bản đồ Google Maps sẽ không làm phát sinh quá nhiều chi phí trong quá trình phát triển ứng dụng web.
-
Sử dụng biểu mẫu liên hệ
Đối với các đối tượng khách hàng không muốn liên lạc qua điện thoại, thì việc cần thiết bạn nên làm là cung cấp cho họ một biểu mẫu liên hệ. Trên thực tế, loại biểu mẫu này có thể dễ dàng tích hợp được vào bất kỳ ứng dụng web nào.
Tuy nhiên, bạn đừng quên rằng người dùng smartphone rất dễ mất kiên nhẫn và họ cũng rất hiếm khi nán lại quá hai phút cuộc đời để thực hiện một thao tác nào đó. Đây chính là lí do vì sao mà biểu mẫu liên hệ cần phải được thiết kế một cách đơn giản nhất có thể.
Bạn cũng nên biết rằng, giải pháp dùng biểu mẫu liên hệ sẽ không giúp được gì nhiều cho việc kinh doanh của bạn.
Tuy nhiên đây lại là một lựa chọn phù hợp dành cho các đối tượng khách hàng ‘ít nói’, bằng cách giúp họ liên hệ với bạn qua hình thức viết biểu mẫu. Và như thế bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để trao đổi về sản phẩm của mình, cũng như tăng phần trăm thu lại lợi nhuận như mong muốn.
-
Tạo menu xổ xuống (drop-down menu)
Ứng dụng web không thể đơn giản chỉ là một bản copy từ website gốc, mà bạn sẽ cần phải đơn giản hóa nội dung hiển thị của ứng dụng web. Và vì thế drop-down menu được ra đời để cải thiện việc tổ chức nội dung của các ứng dụng web.
Bạn cũng hoàn toàn có thể làm cho nội dung trong ứng dụng của mình trở nên phong phú hơn bằng cách chèn thêm các hiệu ứng hình ảnh, điều này sẽvừa mang lại cho người dùng cái nhìn thẩm mỹ hơn, lại vừa tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng mỗi lần họ sử dụng ứng dụng web của bạn.
-
Đơn giản hóa chức năng chuyển hướng
Nếu bạn muốn thiết kế một ứng dụng được thành công như mong muốn, thì hãy xây dựng tất cả dựa trên nền tảng của sự đơn giản, bởi người dùng smartphone sẽ đầu hàng ngay lập tức trước bất kỳ hình thức nào quá phức tạp với họ.
Vì thế hãy đơn giản hóa cấu trúc của ứng dụng và đồng thời tránh càng xa càng tốt việc sử dụng các liên kết URL như một phương tiện chuyển hướng giữa các trang web khác nhau.
-
Nội dung đa phương tiện
Khi phải dán mắt vào màn hình di động nhỏ xíu, thì ắt hẳn người dùng nào cũng sẽ ngay lập tức cảm thấy chán nản khi phải nheo mắt để đọc quá nhiều nội dung cùng lúc.
Thế nhưng về phía bạn, thì bản thân bạn cũng không thể chỉ viết có hai dòng chữ để giới thiệu về doanh nghiệp của mình.
Đôi khi việc bạn đề xuất một đoạn video ngắn để giải thích về vấn đề gì đó còn mang lại hiệu quả cao hơn là một bài viết dài hàng nghìn chữ. Trên thực tế, 80% người dùng di động sẽ ưu tiên lựa chọn việc xem một đoạn video hơn là đọc một văn bản.
-
Tận dụng lợi thế từ các trang mạng xã hội
Không gì đơn giản hơn việc bạn cho họ khả năng có thể chia sẻ nội dung thông tin về doanh nghiệp của bạn trên các trang mạng xã hội. Có thể bạn đang băn khoăn về việc liệu xác suất tìm kiếm được đối tượng khách hàng tiềm năng nhờ vào các trang mạng xã hội có cao hay không? Câu trả lời là có, vì đó là một trong những lí do vì sao mà rất nhiều các doanh nghiệp thuê quản lý cho đội ngũ marketing của họ.